Kích thước tinh hoàn bình thường của nam giới là khoảng 4,5 x 2,5 cm, khối lượng là từ 10 - 15 gram. Tinh hoàn được bao bọc bởi lớp bìu bên ngoài, lớp da này sẽ giúp điều chỉnh nhiệt độ bên trong.
Trên thực tế kích thước của hai bên tinh hoàn là không bằng nhau, tức là bên to bên nhỏ. Điều này là hết sức bình thường và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe nam giới. Nếu quan sát bằng mắt thường rất khó để nhận ra sự khác biệt này. Đối với những trường hợp tinh hoàn hai bên có kích thước quá chênh lệch thì rất có thể tinh hoàn của bạn đang mắc phải bệnh lý nào đó.
Mô phỏng cấu trúc bên trong tinh hoàn
Tình trạng teo tinh hoàn tức là tinh hoàn bị teo nhỏ hơn so với kích thước bình thường. Bìu không phải là nguyên nhân khiến tinh hoàn bị co rút mà là do chấn thương ở vùng sinh dục hoặc do người đàn ông thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại từ môi trường bên ngoài.
Có nhiều người lo ngại rằng teo tinh hoàn sẽ cản trở chất lượng đời sống tình dục hàng ngày. Thực chất hiện tượng này không những làm ảnh hưởng tới khả năng chăn gối mà còn không tốt cho chức năng sinh sản của nam giới.
Biểu hiện điển hình của hiện tượng này đó là nam giới bị co rút một bên hoặc bị cả hai bên tinh hoàn. Triệu chứng có thể nhiều hơn phụ thuộc vào độ tuổi bệnh nhân mắc phải. Cụ thể đó là:
Trước khi dậy thì: Ở những thanh thiếu niên chưa bước chân vào tuổi dậy thì, teo tinh hoàn còn kèm theo các dấu hiệu không phát triển đặc điểm sinh dục như: lông mu, râu, dương vật có kích thước to bất thường;
Sau độ tuổi dậy thì: khi người bệnh đã qua ngưỡng tuổi dậy thì, teo tinh hoàn sẽ kèm theo những dấu hiệu như:
Giảm khối lượng cơ bắp;
Giảm ham muốn về quan hệ tình dục;
Râu và lông mu không phát triển hoặc phát triển kém.
Cần phân biệt giữa hiện tượng teo tinh hoàn và bìu co lại khi nhiệt độ lạnh. Nhiều nam giới thường bị nhầm lẫn giữa hai tình trạng này. Khi ở trong môi trường nhiệt độ lạnh, bìu sẽ có xu hướng co lại với mục đích là giữ ấm cho tinh hoàn bên trong, cho đến khi thân nhiệt trở về mức ổn định sẽ trở lại trạng thái bình thường.
Ngược lại, teo tinh hoàn lại do những nguyên nhân sau gây nên:
Người bệnh sẽ có triệu chứng sưng đau tinh hoàn và các biểu hiện của hội chứng nhiễm trùng như sốt cao, mệt mỏi,... Tinh hoàn của bệnh nhân có thể sưng to, nóng đỏ,... nếu không được điều trị phù hợp có thể gây biến chứng teo tinh hoàn khiến ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản bệnh nhân sau điều trị.
Nguyên nhân của viêm tinh hoàn là do:
Nhiễm virus quai bị: bệnh phát tác chỉ trong vòng từ 4 - 7 ngày sau khi virus quai bị tấn công và gây bệnh cho cơ thể;
Do bệnh nhân bị mắc các bệnh có khả năng lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là bệnh nấm chlamydia và bệnh lậu.
Là tình trạng một trong hai tinh hoàn bị xoắn thừng tinh do tự xoay. Trong đó thừng tinh có nhiệm vụ vận chuyển máu tới bìu. Khi thừng tinh bị xoắn sẽ làm giảm lưu lượng máu khiến tinh hoàn bị sưng và đau. Nếu để lâu và không điều trị, tinh hoàn có khả năng bị teo nhỏ vĩnh viễn.
Hiện tượng xoắn tinh hoàn
Rượu sẽ khiến cho hàm lượng testosterone giảm đáng kể và gây tổn thương các mô tinh hoàn. Điều này dẫn đến sự tiêu giảm kích cỡ của tinh hoàn.
Những người đàn ông đang áp dụng liệu pháp TRT có thể gặp phản ứng phụ là teo nhỏ tinh hoàn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do liệu pháp thay thế testosterone sẽ làm giảm, thậm chí là đóng cửa hoạt động của tinh hoàn - nhà máy giữ vai trò sản xuất ra hormone testosterone. Do đó khiến cho tinh hoàn trở nên nhỏ đi.
Một số yếu tố nguy cơ gây teo tinh hoàn:
Bên cạnh các nguyên nhân nêu trên, những thói quen và các đặc điểm khác có thể góp phần khiến nam giới dễ bị teo tinh hoàn hơn so với những người không có các yếu tố sau:
Tuổi tác;
Thủ dâm quá độ;
Quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn, có nhiều bạn tình cùng lúc;
Khi vận động mạnh không dùng đồ bảo hộ cơ quan sinh dục dẫn tới va chạm và bị tổn thương ở khu vực này;
Thường xuyên để laptop trên đùi để làm việc.
Đầu tiên, để biết được nguyên do gây teo tinh hoàn ở nam giới, bác sĩ sẽ khai thác các thông tin bệnh sử, đời sống tình dục, các loại thuốc đang sử dụng và bệnh lý đang mắc phải. Sau đó bệnh nhân sẽ được kiểm tra kết cấu, kích thước và độ săn chắc của hai bên tinh hoàn. Trong trường hợp phát hiện ra sự bất thường ở tinh hoàn người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm như:
Xét nghiệm máu;
Siêu âm tinh hoàn;
Kiểm tra hàm lượng hormone testosterone trong cơ thể.
Dựa trên từng nguyên nhân gây bệnh cụ thể mà sẽ áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau. Nếu nam giới bị nhiễm khuẩn tình dục hoặc nhiễm trùng, thuốc kháng sinh có thể được chỉ định trong trường hợp này. Đối với các trường hợp phức tạp hơn, phẫu thuật là biện pháp cần cân nhắc để đạt hiệu quả tối ưu trong điều trị.
Trong một số trường hợp phẫu thuật sẽ giúp cải thiện tình trạng teo tinh hoàn
Teo tinh hoàn càng được phát hiện và khắc phục sớm thì tỷ lệ thành công sẽ càng cao. Ngoài các phương pháp điều trị được áp dụng thì người bệnh cần kết hợp với một lối sống lành mạnh, khoa học, thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên vận động và tránh các tổn thương ở bộ phận sinh dục.
Qua những thông tin trong bài, có thể thấy, teo tinh hoàn nguy hiểm như thế nào rồi đúng không? Nếu còn điều gì thắc mắc cần biết thêm thông tin, mọi người có thể liên hệ theo [Khung chat hiện trên màn hình] hoặc nhấn gọi đến đường dây nóng 0359 826 805