2. Nguyên nhân bệnh viêm bàng quang
Viêm bàng quang nói riêng và nhiễm khuẩn tiết niệu nói chung chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào qua niệu đạo. Bình thường hệ tiết niệu có cấu trúc ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, hơn nữa nước tiểu cũng có đặc tính kháng khuẩn, ức chế sự sinh sản của vi khuẩn. Nhưng khi cơ thể suy yếu, giảm sức đề kháng, hoặc niệu đạo bị tổn thương thì vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và gây bệnh.
Nguyên nhân viêm bàng quang bao gồm:
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến viêm bàng quang
- Vi khuẩn gây viêm bàng quang thường gặp nhất là Escherichia coli (E. coli)
- Ngoài ra còn có các vi khuẩn khác gây viêm bàng quang như Ch.lamydia, My.coplasma, Pro.teus, K.lebsiella pneumoniae, E.nterococcus faecalis, tụ cầu vàng hoặc trực khuẩn mủ xanh
Viêm bàng quang kẽ
- Do thuốc: các loại thuốc hóa trị như cyclo.phospha.mide và ifosfa.mide
- Do xạ trị, đặc biệt là xạ trị vùng khung chậu
- Do đặt ống thông tiểu
- Do hóa chất: như tắm bồn với xà phòng tạo bọt, sản phẩm vệ sinh phụ nữ dạng xịt hoặc kem thuốc diệt tinh trùng
- Viêm bàng quang do biến chứng của bệnh khác như bệnh đái tháo đường, sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt hoặc tổn thương tủy sống
3. Triệu chứng bệnh viêm bàng quang
Triệu chứng viêm bàng quang phổ biến là:
- Tiểu ra máu, nước tiểu đục hoặc có mùi hôi
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày hơn bình thường, mỗi lần chỉ tiểu ra một ít
- Đau hoặc có cảm giác nóng rát khi đi tiểu
- Lúc nào cũng có cảm giác phải đi tiểu gấp
- Đau trằn bụng dưới
- Đau lưng ở hai bên hoặc đau ở giữa lưng
- Tè dầm vào ban ngày ở trẻ em
- Sốt nhẹ
Viêm bàng quang nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng gây tổn thương thận vĩnh viễn, đặc biệt ở người già và trẻ nhỏ do các dấu hiệu viêm bàng quang thường ít khi được phát hiện hoặc bị nhầm với bệnh khác.
- Viêm ngược dòng từ niệu đạo đi lên
- Viêm thận lan xuống
- Từ đường máu: do du khuẩn huyết (E.coli) hoặc nhiễm khuẩn huyết gây ra
Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Ở nam giới, nguy cơ bị viêm bàng quang gia tăng theo độ tuổi.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ viêm bàng quang, bao gồm:
- Tuổi tác: nguy cơ bị viêm bàng quang tăng dần theo độ tuổi
- Bất động lâu ngày
- Quan hệ tình dục không an toàn
- Có sỏi trong bàng quang, sỏi thận, sỏi niệu quản
- Phì đại tiền liệt tuyến
- Bị bệnh đái tháo đường, nhiễm HIV hoặc đang điều trị ung thư
- Sử dụng ống thông tiểu trong thời gian dài
- Do vệ sinh không đúng cách khiến vi khuẩn từ hậu môn có thể xâm nhập vào niệu đạo lên bàng quang gây viêm
4. Phòng ngừa bệnh Viêm bàng quang
Uống đủ lượng nước hàng ngày
Đi tiểu khi cảm thấy mắc tiểu, không nên nhịn
Tránh sử dụng màng ngăn hoặc chất diệt tinh trùng
Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục
Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục ngoài hàng ngày, đặc biệt cần quan tâm với người bị bệnh bại liệt, tiểu không tự chủ, dùng bỉm, ...
Điều trị tích cực bệnh sỏi tiết niệu, viêm tiết niệu, bệnh của tuyến tiền liệt
Vận động cơ thể đều đặn hàng ngày để việc bài tiết và lưu thông nước tiểu được dễ dàng
Có chế độ ăn uống hợp lý để tăng sức đề kháng chống chọi với bệnh tật, nhất là các bệnh nhiễm trùng
Viêm bàng quang có thể được chẩn đoán bằng cách thực hiện các xét nghiệm như:
Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu để tìm vi khuẩn gây bệnh, máu và/hoặc mủ trong nước tiểu
Soi bàng quang
Xét nghiệm hình ảnh (chụp X-quang, chụp CT scanner)
Địa chỉ điều trị viêm bàng quang hiệu quả nhất Hà Nội
Để điều trị viêm bàng quang hiệu quả, an toàn, triệt để, bạn nên tìm đến những phòng khám đa khoa chất lượng, có đội ngũ y bác sỹ chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất hiện đại. Phòng khám đa khoa Bách Giai 815 Giải Phóng, Hà Nội có thể đáp ứng đủ mọi yêu cầu đó. Để được tư vấn tận tình và phục vụ tận tâm, hãy liên hệ cho chúng tôi ngay theo cách:
Tư vấn trực tuyển:
Hotline: 0359 826 805
Địa chỉ: 815 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội
Giờ mở cửa: 8h - 20h