Khi nào nên xét nghiệm bệnh xã hội

Các bệnh lây qua đường tình dục là những bệnh do ký sinh trùng, vi khuẩn hoặc virus gây nên. Bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, tinh dịch, dịch âm đạo, hoặc các chất dịch cơ thể khác. Bệnh còn có khả năng lây từ mẹ sang con, lây qua truyền máu, sử dụng chung bơm kim tiêm. Vì vậy, việc xét nghiệm chẩn đoán bệnh là một việc làm cần thiết, đặc biệt là những người trong độ tuổi quan hệ tình dục mạnh.


Khi nào nên xét nghiệm bệnh xã hội


1. Các bệnh lây qua đường tình dục


Lậu: Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây nhiễm trùng nặng và vô sinh ở cả phụ nữ và nam giới. Ở nam giới, các dấu hiệu của bệnh thường bắt đầu từ 2 - 5 ngày sau khi quan hệ tình dục với người bị bệnh. Ở phụ nữ, các dấu hiệu thường không xuất hiện trong nhiều tuần hoặc thậm chí hàng tháng.

Giang mai: Là bệnh lây qua đường tình dục rất nguy hiểm, do vi khuẩn gây ra, có khả năng lây lan rất nhanh, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ gây biến chứng tại tim, động mạch chủ, não, mắt, và xương, và có thể gây tử vong. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rất khó phân biệt với các bệnh khác.

Mụn rộp sinh dục: Là một loại bệnh STI do một loại vi-rút gây ra, bệnh tồn tại suốt đời trong cơ thể, và có thể lây truyền từ mẹ sang con trong lúc sinh. Nó tạo ra các vết loét trên bộ phận sinh dục, trong miệng, hạch, bẹn sưng to, đau.

Sùi mào gà (bệnh mồng gà) thường gặp ở nam và nữ, bệnh có khả năng lây nhiễm mạnh và rất khó điều trị triệt để.

Viêm gan vi B: Bệnh do một loại vi-rút làm hại gan gây ra. Bệnh lây lan qua đường máu, qua chất dịch âm đạo, tinh dịch của người bị nhiễm vi rút. Đặc biệt, bệnh lây lan dễ dàng giữa người với người qua đường tình dục.



Khi nào nên xét nghiệm bệnh xã hội



2. Dấu hiệu

Khi nào nên xét nghiệm bệnh xã hội


2.1. Các dấu hiệu chung

- Có dấu hiệu loét hay mụn nước gần bộ phận sinh dục, miệng

- Tiểu buốt hoặc rát

- Hạch ở háng sưng lên

- Sốt, ớn lạnh, sưng họng, nóng sốt, nổi mẩn trên da, đau và sưng khớp xương

- Chảy máu hoặc tiết dịch bất thường ở bộ phận sinh dục

- Người bệnh thấy mệt mỏi, ăn không ngon miệng, vàng da, vàng mắt, đau vùng gan bụng trên bên phải

Những dấu hiệu và triệu chứng trên có thể xuất hiện vài ngày sau khi tiếp xúc, cũng có thể mất nhiều năm trước khi bạn thấy bất cứ dấu hiệu đáng chú ý nào.

2.2. Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh ở nữ

- Đau vùng bụng dưới

- Chảy máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt

- Nóng rát hoặc ngứa xung quanh âm hộ

- Đau khi giao hợp

- Huyết trắng ra nhiều, màu đục hơn và có mùi hôi


Khi nào nên xét nghiệm bệnh xã hội


2.3. Những dấu hiệu và triệu chứng nhiễm bệnh ở nam

Nam giới có giọt mủ ở đầu dương vật vào mỗi buổi sáng khi thức dậy (bệnh lậu) ngoài các triệu chứng chung kể trên.

3. Khi nào thì cần thực hiện xét nghiệm kiểm tra bệnh xã hội?

- Giao hợp qua âm đạo, hậu môn hoăc miệng, không sử dụng bao cao su khi quan hệ.

- Dùng chung kim tiêm chích ma túy, giao hợp với người dùng chung kim tiêm.

- Cảm thấy bản thân bị phơi nhiễm hoăc có dấu hiêu STI.


Khi nào nên xét nghiệm bệnh xã hội



4. Các con đường lây truyền bệnh

- Quan hệ tình dục với người bị bệnh STI.

- Từ mẹ bị lây bệnh sang con trong thời gian mang thai, sinh con hoặc cho con bú.

- Truyền máu không an toàn.

- Lây truyền qua sinh hoạt hàng ngày: Dùng chung dao cạo, ống tiêm và bơm kim tiêm.


5. Khám bệnh xã hội ở đâu?


Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có rất nhiều cơ sở khám chữa bệnh xã hội.Tuy nhiên, để không bị mất tiền oan hay rơi vào tình trạng tiền mất tật mang, bạn hãy đến phòng khám Đa khoa Bách Giai để được tư vấn:


Khi nào nên xét nghiệm bệnh xã hội

Hotline: 035.9826.805

Địa chỉ: 815 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội




X